Cách khắc phục khuyết tật Gelcoat

by - 20:23


Các khuyết tật thường gặp trong quá trình sản xuất vật liệu Composite

Hiện tượngNguyên nhânCách khắc phục
   Vết nhăn -   Lớp Gelcoat quá mỏng (nhỏ hơn 0.13 mm)
 -   Gelcoat chưa kịp đóng rắn đã đắp lên lớp khác
 -   Lớp Gelcoat phải có độ dày thích hợp 0,25 - 0,5 mm
 -   Kiểm tra độ dính: ấn ngón tay lên nếu bề mặt gel coat nếu có độ dính nhưng không dính nhựa lên tay là đắp lớp kế tiếp được
   Lỗ li ti -   Hệ thống súng phun -   Kiểm tra và vệ sinh súng phun
   Bọt khí -   Hiện tượng nhốt khí
 -   Súng phun quá áp
 -   Mỗi lần phun bề dày khoảng 0,13 mm
 -   Điều chỉnh áp suất khí theo bề dày lớp Gelcoat là tốt nhất, thường khoảng 40 - 80 PSI, tùy vào độ nhớt
   Mắt cá -   Tạp chất trên khuôn như bụi, ẩm, dầu -   Vệ sinh đường dẫn khí
 -   Sử dụng thiết bị lọc khí
 -   Bề mặt phun phải loại tất cả các vết dầu, đặc biệt là Silicone
   Phồng dộp khi ngâm trong nước -   Đóng rắn chưa hoàn toàn
 -   Chưa thấm ướt hết sợi
 -   Liên kết yếu giữa Gelcoat và lớp nhựa sợi kế tiếp, thường là do tạp chất
 -   Lớp Gelcoat mỏng

   Lòi sợi qua bề mặt Gelcoat -   Lớp Gelcoat quá mỏng
 -   Gelcoat chưa đóng rắn thích hợp
 -   Phun lớp Gelcoat dày hơn
 -   Tiến hành đắp sợi khi Gelcoat đã hơi khô bề mặt
   Gelcoat bị dính sang sản phẩm khác -   Sử dụng chất tách khuôn chưa đúng cách
 -   Chất tách khuôn không tốt
 -   Sử dụng thêm tách khuôn
 -   Thay đổi chất tách khuôn
   Đóng rắn chậm -   Nhiệt độ dưới 21°C -   Hàm lượng xúc tác thấp -   Độ ẩm cao -   Tăng lượng xúc tác
   Hiện tượng chảy -   Lớp Gelcoat quá dày -   Súng phun nên đặt cách khuôn khoảng 40 cm
 -   Mỗi lần phun nhiều nhất dày khoảng 0,4 mm
   Tách màu -   Kỹ thuật phun -   Giảm hàm lượng chất pha loãng
 -   Giảm bề dày mỗi lần phun
 -   Tránh phun chồng lên nhau
   Mất màu trên bề mặt sản phẩm -   Nhốt khí trong lúc phun -   Phun lên khuôn nhiều lớp  mỏng
 -   Vệ sinh đường dẫn khí của súng phun
 -   Bề mặt khuôn khô
   Lỗ thủng, vết sẹo -   Tỷ lệ nhựa/ xúc tác không phù hợp -   Áp suất khí quá cao hoặc quá thấp -   Vết dầu hoặc ẩm trên bề mặt khuôn -   Điều chỉnh lại tỷ lệ nhựa xúc tác
  -   Chọn áp suất phun phù hợp
  -   Vệ vinh khuôn
   Bề mặt lớp Gelcoat bị gồ ghề trước khi đắp lớp nhựa sợi tiếp theo -   Hiện tượng co rút lớp Gelcoat -   Lượng xúc tác dư làm thời gian đóng rắn quá nhanh -   Chậm đắp lớp nhựa sợi lên bề mặt gelcoat -   Bề dày lớp Gelcoat không đều nên thời gian Gel khác nhau gây co rút -   Bề mặt khuôn quá nóng
 -   Giảm hàm lượng xúc tác
 -   Phun Gelcoat thành những lớp mỏng -   Để khuôn nguội trước khi sản xuất tiếp

You May Also Like

0 nhận xét