Tính toán CỌC CHỐNG LÀM VIỆC

by - 22:36

Tính toán CỌC CHỐNG LÀM VIỆC



1. khi cọc khoan nhồi cắm vào đất luôn có 2 thành phần lực đó là lực kháng mũi và lực ma sát ta gọi SCT của cọc lúc này là SCT dự trữ ( SCT-dt) 
Và SCT-dt= Pmui + Fms
2. Khi cọc cắm vào đá ( ROCK) thì SCT của cọc vẫn là SCT-dt . Nhưng khi sử dụng gọi là sức chịu tải sử dụng (SCT-sd) . Phân tích SCT-sd này như sau : Với lực dọc N tác dụng theo hướng cùng trục với cọc thì để cân bằng N=Pmui + Fms . Trước khi N truyền đến mũi cọc thì phải cân bằng với lực ma sát . Mà để có ma sát cọc phải biến dạng . Biến dạng của bê tông = NL/EF sẽ sinh ra ma sát trong thân cọc . Nhưng bê tông xem là rất cứng và biến dạng của đá dưới mũi cọc là nhỏ thì NL/EF là nhỏ và xem mũi cọc không dịch chuyển => Ma sát chưa làm việc . Lúc này N sẽ cân bằng với Pmui thậm chí N sẽ nhỏ hơn Pmui => N<Pmui và N= P’mui . lúc này P’mui <=Pmui . Vậy SCT-sd = P’mui . Nhưng không tính được P’mui mà có thể tính toán Pmui . Vì thế SCT cọc chống có thể lấy SCT-sc = Pmui . Vì thế khả năng chịu mũi có thể lớn hơn hay bằng ngoại lực tác dụng vào cọc ( N là ngoại lực) mà ma sát dù tham gia ngay từ đầu nhưng biến dạng của thân cọc quá bé và nền đã hầu như không dịch chuyển nên ma sát không làm việc => Cọc chống không cần tính ma sát vì ma sát chưa làm việc => SCT-sd .
3. Khi cọc cắm vào đất yếu ( weak clay) thì lúc này SCT-dt = Pmui+Fms nhưng Pmui quá bé vì đất yếu không có khả năng chống lại sức xuyên thủng cọc . Vì thế ma sát bắt đầu phát huy hay từ đầu vì nền đất yếu không chống lại dịch chuyễn của mũi cọc . Nhưng biến dạng thân cọc cũng rất bé . Tức là ma sát phát huy khi cọc dịch chuyển nhưng toàn thể cọc không bị biến dạng .=> SCT-sd = Fms Và N < Fms và N=F’ms . Lúc này Fms >= F’ms . Thường thì F’ms không tính được nên SCT-sd lấy tối đa = Fms .
4. thực tế thì ở VN đất ở HN có thể tìm thấy được tầng đá nhưng ở Miền Nam thì tầng cát hay sét cứng là chủ yếu . Khi này cọc ở Miền Nam huy động cả Pmui+Fms . Lúc này SCT-sd=SCT-dt =Pmui+Fms thì SCT của cọc mới lớn được và tiết kiệm . Lúc này N <= SCT-sd=SCT-dt . Thường binh sao cho dấu = sảy ra hay gần = là tốt nhất . Lúc này khoảng cách các cọc là 3D để phát huy toàn bộ Fms . Cọc chống cho phép 2D . 
5. Kinh nghiệm thì nhiều khi bố trí 3D để huy động ms và mũi nhưng nhà Mõng quá thì không cách nào binh 3D đủ cọc . Vì thế phải huy động SCT tối đa và chiều sâu phải đủ sâu để đạt được sct mong muốn . Như vậy nếu lấy 900 T thì phải thí nghiệm ít nhất 1800 tấn và cọc này dùng lại được và theo tôi để thăm dò SCT tối đa của cọc thì phải tìm lớp đất tựa mũi cọc phải có chiều dày trên 10 mét Và thử phá hoại ( 3 Ptk) thì lúc này Pgh sẽ tìm thấy thì Ptk = Pgh/F với F lấy từ 2-3 tùy theo công trình . Ví dụ SCT thiết kế 900 tấn . Nhưng thăm dò SCT tối đa thì nên thử 2700 tấn . nếu Pgh tìm thấy là 2500 tấn thì Ptk có thể lấy Ptk =2500/2 =1250 tấn . sai khác với Ptk ban đầu là 900 tấn . Nhưng có thể lấy 2500/2.5= 1000 tấn . tùy theo công trình . Và có thể bố trí 2.5D với cọc KN vẫn cho phép để tiếc kiệm đài móng và binh đủ cọc cho móng . Nên có ít nhất 2 loại cọc trong 1 công trình để tiếc kiệm hơn là trong khi 1 loại cọc chổ thì thiếu tải chổ thì dư tải không tiếc kiệm lắm .

You May Also Like

0 nhận xét